Hiểu được ý nghĩa lời Phật dạy về nỗi sợ, đặc biệt là 4 nỗi sợ lớn nhất đời người, giúp ta nhận ra những giá trị quý báu của cuộc sống mà bấy lâu vẫn thờ ơ.
1. Nỗi sợ thứ nhất: Sống trong hạnh phúc nhưng không biết
Một câu chuyện giữa Thượng Đế và người nghèo kể lại rằng:
Có một người nghèo khổ, nhà cửa phòng ốc rất nhỏ nhưng cả 4 thế hệ chen chúc sống chung. Anh ta cầu xin Thượng Đế giúp mình thoát khỏi cảnh túng quẫn này.
Thượng Đế nói với anh ta, hãy nhốt tất cả gà vịt mà anh đang nuôi vào trong cùng căn phòng đó, cùng ăn cùng sống với chúng, sau 1 tuần lại tới tìm ta.
Một tuần sau, người nghèo chịu đủ giày vò, một lần nữa khẩn cầu Thượng Đế giúp đỡ.
Thượng Đế lại nói với anh ta, hãy nhốt cả trâu và dê vào trong phòng, cùng ăn cùng ở với chúng, 1 tuần sau hãy đến tìm ta.
Lại qua 1 tuần, người nghèo quả thực không chịu nổi nữa, tiếp tục cầu xin Thượng Đế.
Thượng Đế nói, đuổi hết những con vật đó ra ngoài, để chúng quay về chỗ cũ, 1 tuần sau tới tìm ta.
Sau 1 tuần, người nghèo lại lần nữa quỳ xuống dưới chân Thượng Đế, bày tỏ sự biết ơn sâu sắc, cảm ơn Thượng Đế đã ban phúc giúp anh hiện tại đang cảm thấy niềm vui mà đã lâu anh chưa được nếm trải.
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, rất nhiều người trong chúng ta cũng giống như người nghèo này, chỉ thích than phiền cuộc sống bất công, luôn cho rằng cuộc đời mình thiếu sự công bằng so với người khác, những thứ tốt đẹp đều thuộc về người ta. Thực ra có rất nhiều thời điểm, hạnh phúc ở ngay bên cạnh chúng ta.
Trong cuộc sống, rất nhiều người trong chúng ta cũng giống như người nghèo này, chỉ thích than phiền cuộc sống bất công, luôn cho rằng cuộc đời mình thiếu sự công bằng so với người khác, những thứ tốt đẹp đều thuộc về người ta. Thực ra có rất nhiều thời điểm, hạnh phúc ở ngay bên cạnh chúng ta.
Người nghèo kia sau cùng đã nếm được niềm vui mà đã lâu anh chưa được nếm trải, Thượng Đế vốn chẳng ban cho nhà họ bất cứ thứ gì, ngài chẳng qua chỉ để cho anh ta hưởng thụ cảm giác thỏa mãn một lần nữa mà thôi.
Hay nói cách khác, Thượng Đế chỉ muốn để cho anh ta hiểu rằng:
Đừng chỉ nhìn bản thân đang thiếu thứ gì, hãy xem bản thân đang có những gì trước đã.
Lắng nghe lời Phật dạy về nỗi sợ để biết rằng, không phải cuộc sống đối xử bất công với chúng ta, mà là ham muốn của chúng ta quá nhiều, sống trong hạnh phúc mà không hay nhận ra.
Khi chúng ta bị bệnh mới biết quý trọng sinh mệnh, mới hiểu sức khỏe là hạnh phúc.
Khi chúng ta đói bụng mới biết quý trọng thức ăn, có ăn có uống là hạnh phúc.
Khi chúng ta có con mới biết cha mẹ vất vả đến đâu, trong nhà có người già là hạnh phúc.
Khi chúng ta đối mặt với cái chết mới biết sinh mệnh ngắn ngủi, bình an vui sống đã là hạnh phúc.
Đừng trở thành người sống trong hạnh phúc lại cứ mãi đi kiếm tìm hạnh phúc ở đâu xa. Cứ đi trên con đường của mình, ngắm nhìn phong cảnh của riêng bản thân. Đừng mãi ước ao và trông mong người khác, hãy học cách quý trọng hạnh phúc trước mắt.
2. Nỗi sợ thứ hai: Lao đầu kiếm tiền nhưng không thể tiêu
, đời người, không có tiền quả thực khốn khó trăm bề, nhưng dù có cố gắng kiếm tiền đến đâu cũng nên giữ ở một mức độ vừa phải.
Có không ít người lao đầu đi kiếm tiền nhưng lại chẳng còn sinh mệnh để mà tiêu.
Thà rằng không có gì, nhưng ít nhất vẫn còn sinh mệnh để có cơ hội hưởng thụ những điều tốt đẹp ở trên thế giới này.
Chúng ta phải kiếm tiền, nhưng đồng thời cũng phải hưởng thụ cuộc sống.
Thế nhưng, điều đau khổ nhất trên đời này chính là, người sống, nhưng không có tiền hoặc mai kia chết đi rồi, tiền không tiêu hết. Lúc ấy mới hiểu được rằng, ngoại trừ sức khỏe, tất cả những thứ khác đều là gió thoảng mây trôi.
Bài học rút ra:
Tiền nhiều thì tiêu nhiều, tiền ít thì tiêu ít. Dù ít hay nhiều, chỉ cần đủ tiêu là được. Đừng vì tiền mà vứt bỏ sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm:
Tiền nhiều thì tiêu nhiều, tiền ít thì tiêu ít. Dù ít hay nhiều, chỉ cần đủ tiêu là được. Đừng vì tiền mà vứt bỏ sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm:
3. Nỗi sợ thứ ba: Làm người tài giỏi, nhưng bất hiếu với mẹ cha
Chuyện kể rằng, một gia đình có 3 người, cũng là người của 3 thế hệ.
Một ngày, người cha nói với con trai: "
Ông nội con ốm yếu đã nhiều năm, tiếp tục sống cũng không giúp ích gì, chi bằng vứt xuống núi sâu cho xong."
Nửa đêm, hai cha con dùng một cái sọt khiêng ông lão tới bên khe suối, lúc đang chuẩn bị ném xuống, người con trai bỗng nói:
"Cha, chúng ta chỉ cần ném ông xuống là được rồi, cần gì phải vứt cả sọt chứ?"
Người cha tức giận:
"Trẻ con thì biết gì, người còn vứt thì tiếc sọt làm gì?"
Người con đáp:
"Nếu ném cả sọt thì về sau con và con trai con dùng cái gì để mang cha tới đây chứ?"
Người cha nghe xong như bị đánh một đòn cảnh tỉnh.
Người cha nghe xong như bị đánh một đòn cảnh tỉnh.
Vì vậy vội vàng kêu con trai đưa ông về nhà, chăm sóc cẩn thận, không bao giờ dám làm ra hành động bất hiếu nữa.
Bài học rút ra:
Cha mẹ khi bước vào tuổi già sẽ tăng thêm cho chúng ta rất nhiều phiền hà, vì vậy có những người con bắt đầu ghét bỏ người sinh ra mình.
Cha mẹ khi bước vào tuổi già sẽ tăng thêm cho chúng ta rất nhiều phiền hà, vì vậy có những người con bắt đầu ghét bỏ người sinh ra mình.
Cha mẹ già rồi, lúc ăn cơm sẽ làm vương vãi hạt cơm ra ngoài, chúng ta chê họ lôi thôi.
Bước đi của họ càng lúc càng chậm, chúng ta chê họ lề mề. Họ nói chuyện chậm rãi, thỉnh thoảng còn lặp lại, chúng ta chê họ càm ràm.
Người ta vẫn thường nói, người già như trở về thời thơ ấu một lần nữa, nhưng không phải người già nào cũng được đối xử nâng niu như trẻ nhỏ.
Người ta có thể kiên nhẫn dạy dỗ một đứa trẻ gào khóc đòi ăn, nhưng lại không đủ nhẫn nại để đối xử như vậy với chính người đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta. Tất cả bởi chúng ta đã quá quen nhận được yêu thương từ cha mẹ mà quên cách cho đi.
Vào lúc chê gia mẹ già yếu, có bao giờ chúng ta nghĩ đến bọn họ cũng đã từng có thời trẻ, nhưng tuổi trẻ của họ đều dành cả cho ta. Bởi vậy,
, phải chịu quả báo lớn nhất đời người.
4. Nỗi sợ thứ tư: Miệng quá ngọt khiến lời nói trở nên giả tạo
Cuộc đời này, nếu bạn không vấp ngã sẽ không biết ai là người sẵn lòng cúi người xuống nâng bạn dậy.
Thường ngày có trà có rượu có anh em, lúc thật sự gặp khó khăn mới biết có ai kề cận.
Khi cần tới bạn, người ta sẽ nói lời ngon tiếng ngọt, nịnh nọt lấy lòng; khi bạn không còn giá trị, họ lập tức quay lưng, coi như không quen biết. Xã hội thay đổi, lòng người cũng đổi thay.
Về , , bởi vì không thể nhìn thấy được; lòng người đáng sợ, vì đoán không ra. Thật ra thì xã hội rất đơn giản, thứ phức tạp chính là lòng người.
Về , , bởi vì không thể nhìn thấy được; lòng người đáng sợ, vì đoán không ra. Thật ra thì xã hội rất đơn giản, thứ phức tạp chính là lòng người.
Đừng nghĩ rằng ai cũng lương thiện, chân thành như mình; đừng cho rằng mọi chuyện đều có thể dễ dàng tha thứ, đều có thể nhẫn nhịn, không nhịn được thì đừng nhịn nữa.
Có đôi lúc, bạn phải học cách thích ứng, buộc lòng phải buông bỏ những người bạn quan tâm nhưng chẳng hề để ý đến bạn; hoặc học cách mang một tấm mặt nạ để cư xử lạnh lùng với những người đối xử lạnh nhạt với bạn.
Cuộc đời mỗi người, có cười thì không thể thiếu nước mắt. Thực tế, có rất nhiều người có thể ở bên cạnh cười vui cùng bạn, nhưng lại chẳng mấy người ở bên cạnh khi bạn khóc.
Cho nên, chỉ khi bạn đối xử chân thành, thật lòng với người khác thì mới có người sẵn lòng san sẻ niềm vui hay an ủi bạn khi bạn gặp khó khăn.
Thời gian có thể giúp bạn tha thứ những điều tưởng chừng không thể, đi qua những việc tưởng như không thể vượt qua. Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ nhớ về một số việc nhưng quá khứ, nhưng sau rồi vẫn phải học cách nhìn về phía trước.
Những thứ không thể đánh bại bạn, tất cả rồi sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Thời gian chính là như thế.
Lắng nghe lời Phật dạy về nỗi sợ để biết đời người ngắn ngủi lắm, sao không học cách bình đạm mà sống!
Lam Lam
Đừng bỏ lỡ: